Đứng trước việc vật giá tăng cao, người dân British Columbia đã có những giải pháp gì để tiết kiệm chi tiêu của mình. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 2 trong số 5 người Canada đã thay đổi hành vi của họ để tiết kiệm tiền mua hàng tạp hóa. Đối với Darrell Ellens và Elaine Morine, mua sắm tạp hóa có nghĩa là mua gần 300 chai nước sốt thịt nướng hoặc 12 miếng sườn nướng và bít tết hảo hạng trong một chuyến đi.

Cặp vợ chồng đến từ Abbotsford-người dân British Columbia, đã tích cực mua hàng giá hời trong 10 năm qua – thu thập và sử dụng các phiếu mua hàng, thường có giảm giá, để tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt cho việc mua sắm của họ.

Ellens nói: “Chúng tôi có thể tiết kiệm từ 5.000 đến 10.000 đô la một năm cho các nhu yếu phẩm của mình.”

Ellens và Morine nằm trong số những người dân British Columbia đang thay đổi thói quen mua sắm và tìm kiếm các món hàng giá rẻ trong bối cảnh giá thực phẩm tăng.

Theo Thống kê Canada, giá lương thực trên toàn quốc đã tăng 3,9% kể từ tháng 9 năm ngoái, trong khi lạm phát ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ. Giá thịt đã tăng gần 10%, sữa tăng 5% và dầu ăn tăng 18,5%.

Sylvain Charlebois, giám đốc Phòng thí nghiệm phân tích nông thực phẩm của Đại học Dalhousie, cho biết sự gia tăng này là do đại dịch thiếu lao động, các kiểu thời tiết bất lợi – như hạn hán – ở Bắc bán cầu, và chi phí dầu mỏ tăng lên.

Charlebois nói: “Chúng tôi thực ra đang dự đoán những yếu tố đó sẽ tiếp tục tồn tại trong năm mới.”

Ellens cho biết, lợi ích từ phiếu mua hàng giúp tủ thức ăn của họ luôn đầy và duy trì lượng tiêu thụ hàng tạp hóa giá rẻ mà mua cho chính mình và quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận, bạn bè và gia đình.

Học cách tiết kiệm chi tiêu như người dân British Columbia

Phiếu giảm giá và hoàn tiền

So với năm 2020, 39,5% người dân British Columbia đang sử dụng phiếu giảm giá trên giấy hoặc kỹ thuật số thường xuyên hơn trong năm nay và 41,6% đang sử dụng tờ rơi hàng tuần nhiều hơn, theo một nghiên cứu gần đây của phòng thí nghiệm Phân tích Nông thực phẩm của Đại học Dalhousie.

Ellens và Morine luôn cố gắng sắp xếp các phiếu giảm giá mà họ thu thập được từ các cửa hàng tạp hóa, hàng xóm và trực tuyến.

Người dân British Columbia cũng sử dụng các ứng dụng miễn phí như Flipp, lấy mã bưu điện của người dùng và lấy các tờ rơi từ các cửa hàng lân cận để so sánh mức giá – trong đó nhà bán lẻ định giá một mặt hàng thấp hơn để khớp với giá của sản phẩm tương tự tại cửa hàng đối thủ – và Checkout 51, cung cấp chiết khấu trên các mặt hàng như tạp hóa và gas, cũng như cơ hội để người dùng kiếm tiền hoàn lại bằng cách chụp ảnh biên lai của họ.

Ellens nói: “Khi bạn học cách tiết kiệm sữa và thịt, bạn sẽ học cách tiết kiệm hóa đơn điện thoại di động và bất kỳ loại hóa đơn nào khác. Học cách tiết kiệm mới thực sự tạo nên sự khác biệt.”

Học cách tiết kiệm chi tiêu như người dân British Columbia

Chống lãng phí thực phẩm

Mặc dù không phải ai cũng có khả năng trở thành người dùng phiếu giảm giá hiệu quả, nhưng vẫn có những cách khác để chúng ta tiết kiệm khi mua hàng tạp hóa. Nghiên cứu của nhóm Charlebois đã phát hiện ra rằng 39,5% người dân British Columbia đang mua các sản phẩm thực phẩm được giảm giá có hạn sử dụng sắp hết.

Những người khác sử dụng các ứng dụng tiết kiệm chất thải thực phẩm như Too Good To Go, có các cửa hàng tạp hóa, tiệm bánh, quán cà phê, tiệm bánh pizza và các cơ sở kinh doanh thực phẩm khác tạo ra những túi thực phẩm ‘bất ngờ’ để mua.

Giám đốc ứng dụng Sam Kashani cho biết giá trị của mỗi chiếc túi bằng khoảng một phần ba tổng giá gốc của sản phẩm đó.

Ông nói: “Đó là khoản tiết kiệm đáng kể cho người tiêu dùng khi tiết kiệm được một bữa ăn vốn đã có thể bị vứt đi.”

Học cách tiết kiệm chi tiêu như người dân British Columbia

Hội nhóm mua số lượng lớn

Các hội nhóm mua số lượng lớn là một lựa chọn khác, nơi những người có sở thích thực phẩm giống nhau cắt giảm chi phí khi mua số lượng lớn.

Tammara Soma, giám đốc nghiên cứu và đồng sáng lập của Phòng thí nghiệm Hệ thống Thực phẩm tại Đại học Simon Fraser, cho biết: “Chúng ta có đủ khả năng để mua các sản phẩm hữu cơ bền vững hơn, vốn khó mua hơn nếu chúng ta chỉ mua riêng lẻ.”

Soma cho biết nhóm của cô ấy có khoảng 10 thành viên “mua hàng gần với giá bán buôn” trong các đơn đặt hàng của họ.

Học cách tiết kiệm chi tiêu như người dân British Columbia

Bám sát những điều cơ bản

Murray Baker, một chuyên gia về thông tin tài chính tại Family Services of Greater Vancouver, cho biết những hành động đơn giản như lập danh sách mua sắm và bám sát danh sách đó sẽ giúp tiết kiệm được khoản tiền lớn về lâu dài.

Ông nói: “Bạn có nhiều khả năng sẽ bám sát với nó và không mua nhiều thứ bốc đồng mà bạn vốn không có ý định mua.”

Ông cũng gợi ý nên mua trái cây theo mùa và trữ đông để tránh mua trái cây nhập khẩu với giá đắt hơn vì tắc nghẽn vận chuyển.

Người tiêu dùng nên hỏi, “tôi có thể sử dụng bao nhiêu sản phẩm tươi này trong hai hoặc ba ngày tới khi mua sản phẩm”, ông nói.

“Và nếu tôi không thể sử dụng ngay, tôi có thể cấp đông nó không?”

Học cách tiết kiệm chi tiêu như người dân British Columbia

Nguồn: CBC.ca

Biên soạn và dịch: L&C Global

Liên hệ L&C Global ngay để được tư vấn thêm chi tiết – 028 3636 7979 

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Gửi Email Messenger Zalo Bản đồ
[id] [title] [categories] [email]- email [first_name] [last_name]