ottawa historical buildings scaled

Định cư Canada – Tổng hợp các chương trình, điều kiện và chính sách mới nhất 2024

1. Định cư Canada là gì?

Định cư Canada (còn có thể gọi như là di trú Canada hoặc nhập tịch Canada) là các cá nhân hiện đang sinh sống và làm việc ngoài lãnh thổ Canada có nguyên vọng lựa chọn sinh sống và làm việc lâu dài tại Canada thông qua các chương trình các Chính phủ đề ra như: Du học, lao động, đầu tư.

Nhằm bổ sung vào nguồn nhân lực đang thiếu hụt trầm trọng, Chính phủ Canada đã đưa ra các chương trình nhằm thu hút lượng người lao động mong muốn làm việc và định cư Canada theo nhiều chương trình khác nhau.

2. Có nên chọn định cư Canada trong năm 2024 không?

Nhu cầu thiếu hụt người lao động tại Canada được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Chính vì vậy, Canada đề ra chỉ tiêu chào đón khoảng 465.000 người định cư mới vào năm 2023; khoảng 485.000 người vào năm 2024 và khoảng 500.000 người vào năm 2025 để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này (theo như Bộ Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC)).

Vì vậy, có thể đánh giá được rằng Canada vẫn đang mở cửa chào đón những người nhập cư mới. Và quyết định định cư Canada là một quyết định quan trọng và cân nhắc kỹ dựa trên nhiều yếu tố. Nếu bạn có đủ điều kiện và mong muốn làm việc và định cư tại một quốc gia có nền kinh tế phát triển và có chất lượng cuộc sống cao thì lựa chọn định cư Canada là một ý tưởng tuyệt vời trong năm 2024.

freepik 17600991 scaled
ĐỊNH CƯ CANADA

CÙNG VỚI GIA ĐÌNH

3. Những quyền lợi trở thành công dân của Canada

Canada nổi tiếng với những chính sách và quyền lợi tốt dành cho công dân của mình. Vì vậy khi bạn định cư tại Canada dưới đây sẽ là những quyền lợi bạn và gia đình của mình sẽ nhận được:

Quyền lợi về công dân (khi bạn lấy được quốc tịch Canada):

  • Bạn có thể tham gia bỏ phiếu lựa chọn lên người lãnh đạo tại địa phương, tỉnh Bang sinh sống hoặc liên Bang.
  • Bạn có thể tham gia ứng cử vào các vị trí chính trị của bộ máy nhà nước ở tất cả các cấp, từ địa phương đến liên Bang.
  • Bạn cũng có thể sở hữu hộ chiếu của Canada khi đã trở thành công dân của Canada. Với hộ chiếu này bạn có thể đi hơn 172 quốc gia mà không cần xin Visa.

Quyền lợi về xã hội:

  • Sử dụng các dịch vụ xã hội: Những dịch vụ xã hội tại Canada bao gồm như: chăm sóc sức khỏe, miễn phí giáo dục cho con cái trong thời gian trung học, các trợ cấp hưu trí, trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi khác.
  • Sự bảo vệ của pháp lý: Bạn sẽ được pháp luật Canada bảo vệ công bằng như những người dân khác và đảm bảo về an ninh đời sống.
  • Tự do ngôn luận và tôn giáo: Bạn cũng có thể tự do bày tỏ và nêu lên những quan điểm của cá nhân của bản thân và tự do lựa chọn tôn giáo của riêng mình.

Quyền lợi về việc làm và kinh doanh:

  • Tự do làm việc và nơi sinh sống: Bạn có thể tự do sinh sống và làm việc ở bất cứ đâu, bất cứ tỉnh Bang nào mà không bị giới hạn về ngành nghề.
  • Mở doanh nghiệp: bạn có thể tự do khởi nghiệp và điều hành doanh nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu của Canada.
  • Tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp: Bạn có thể tham gia vào các tổ chức, hiệp hội lao động việc làm tại Canada.

Quyền lợi khác:

  • Bạn có thể lựa chọn sống và làm việc định cư Canada với gia đình ở bất cứ tỉnh bang nào mình mong muốn.
  • Sở hữu hai quốc tịch Canada và Việt Nam.
  • Có thể bảo lãnh vợ/ chồng, con cái và ba mẹ cùng qua đình cư và hưởng đầy đủ quyền lợi như những công dân khác.
freepik 5645667 scaled

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ONLINE MIỄN PHÍ

4. Các chương trình định cư Canada phổ biến với người Việt

Chính phủ Canada đưa ra rất nhiều chương trình định cư Canada dành cho những đối tượng khác nhau, dưới đây là các chương trình định cư Canada phổ biến nhất hiện nay:

1

Định Cư Canada Diện Tay Nghề (Skilled Worker)

Đây là chương trình dành cho những người sinh sống và làm việc ngoài Canada có trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc đáp ứng được công việc đang tuyển dụng tại Canada. Ứng viên cần phải có tiếng Anh (IELTS) và giấy phép lao động (Work Permit) từ chủ lao động để có thể sang Canada làm việc. Có hai chương trình phổ biến là:

  • Chương trình đề cử tỉnh Bang (PNP) – Provincial Nominee Program: dành cho lao động có thể đáp ứng yêu cầu của 1 tỉnh tỉnh bang cụ thể.
  • Chương trình định cư liên Bang (EE) –  Express Entry: dành cho ứng viên có tay nghề cao có thể làm việc ở tỉnh Bang nào mong muốn.

Định cư Canada Diện Đầu Tư (Investor)

Đây là chương trình dành có những ứng viên có tài chính, mong muốn đầu tư vào Canada. Chính phủ sẽ có những ưu đãi về thuế và giấy phép định cư, các ứng viên cần hiện diện tại Canada và vận hành hoạt động của doanh nghiệp theo những quy định đề ra của Chính phú. Các chương trình bao gồm:

  • Chương trình Start-up Visa (SUV): Dành cho những ứng viên có ý tưởng kinh doanh và tiềm năng phát triển của ngành nghề đó.
  • Chương trình đầu tư tỉnh Bang – Self-employed Visa: các chương trình đầu tư diện đầu tư của từng tỉnh Bang.
2
3

Định Cư Canada Theo Diện Gia Đình (Family Sponsorship)

Đây là chương trình cho phép công dân Canada hoặc thường trú nhân Canada (PR) bảo lãnh lãnh người thân của họ đến định cư Canada. Khi đáp ứng đủ các yêu cầu của Chính phủ Canada đề ra.

Người bảo lãnh có thể bảo lãnh dưới các hình thức sau:

  • Bảo lãnh cả gia đình vợ/ chồng hoặc bạn đời (bao gồm cả hôn nhân đồng giới) và con cái phụ thuộc dưới 22 tuổi.
  • Bảo lãnh cha mẹ 
  • Bảo lãnh con nuôi hoặc anh/ chị em mồ côi và quan hệ khác.

Định Cư Diện Tị Nạn Và Nhân Đạo (Refugee and Humanitarian)

Đây là chương trình dành cho những người phải đối mặt với những nguy hiểm và cần giúp đỡ. Giúp họ có cuộc sống mới tại Canada.

  • Định cư diện tị nạn – Refugee Class: Những người từ các quốc gia khác và xin tị nạn lại khi đất nước của họ đang gặp phải nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
  • Định cư diện Nhân đạo – Humanitarian Class: Chính phủ Canada hỗ trợ những người tị nan tái định cư tại Canada khi được công nhận là người tị nạn hợp pháp.
5
4

Định Cư Canada Theo Diện Du Học (CEC)

Đây là chương trình gián tiếp giúp cho những sinh viên quốc tế đang học tập tại Canada có thể lấy thường trú nhân (PR) sau khi hoàn tất chương trình học. Các bạn sinh viên cần phải thực hiện các bước sau mới có thể xin thường trú nhân (PR):

  • Du học sinh học tại một trường Đại học hoặc Cao đẳng được Chính phủ Canada công nhận.
  • Xin giấy phép làm việc (Post-Graduation Work Permit – PGWP) sau khi tốt nghiệp.
  • Tích lũy kinh nghiệm làm việc tại Canada.

5. Điều kiện định cư Canada

Tùy thuộc vào các chương trình khác nhau, Canada sẽ đưa ra những điều kiện khác nhau cho các ứng viên muốn định cư Canada. Dưới đây là những điều kiện định cư Canada dành cho các chương trình khác nhau:

Định cư Canada diện tay nghề:

  • Độ tuổi: phù hợp nhất để lao động là từ 18 – 50 tuổi.
  • Trình độ học vấn: Tối thiểu sở hữu bằng tốt nghiệp THPT.
  • Tiếng Anh: ít nhất là IELTS 4.5
  • Kinh nghiệm làm việc: có kinh nghiệm ít nhất 01-02 năm kinh nghiệm (đối với các ngành nghề tay nghề cao cần phải có 04 -10 năm kinh nghiệm).
  • Sức khỏe: đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Lý lịch tư pháp của đương đơn phải trong sạch.
  • Thư mời làm việc: nhận được thư mời làm việc từ chủ lao động tại Canada.

Định cư Canada diện đầu tư:

  • Độ tuổi: phù hợp nhất là dưới 65 tuổi.
  • Tài sản ròng: Dao động từ 800.000 CAD đến vài triệu tùy vào chương trình. Đồng thời chứng minh được dòng tiền hợp pháp.
  • Số tiền đầu tư tối thiểu từ 200.000 CAD trở lên không hoàn lại cho Chính phủ Canada. 
  • Ngôn ngữ: Tùy vào điều kiện của một số chương trình sẽ yêu cầu trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Kinh nghiệm làm việc: có kinh nghiệm ít nhất 02 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp trong vòng 5 năm gần nhất.
  • Sức khỏe: đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Lý lịch tư pháp của đương đơn phải trong sạch.

Xem thêm:

6. Quy trình và thủ tục định cư Canada

Để có thể đi định cư Canada bạn cần thực hiện các quy trình định cư Canada và cần chuẩn bị các hồ sơ dưới đây:

Bước 1: Nhận thông tin tư vấn định cư Canada và lựa chọn chương trình định cư Canada phù hợp

Chính phủ Canada đưa ra rất nhiều chương trình dành cho những đối tượng khác nhau. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng chương trình nào phù hợp với mình và gia đình để có thể lựa chọn con đường định cư Canada phù hợp, đồng thời bạn cần phải chuẩn bị một lượng tài chính trong việc làm hồ sơ và các chi phí dịch vụ cần thiết từ Chính phủ.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ định cư Canada và giấy tờ liên quan

Để định cư Canada thì bạn nên chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh (Birth Certification) và CCCD (ID/ hoặc CMND): Bản sao giấy khai sinh và CCCD có công chứng và của các thành viên của đương đơn.
  • Hộ chiếu (Passport): Phải còn hiệu lực của đương đơn và người phụ cùng đi.
  • Chứng chỉ tốt nghiệp: Chứng chỉ bằng cấp , bảng điểm và những chứng chỉ thể hiện được chuyên môn và nơi theo học của đương đơn.
  • Chứng chỉ ngôn ngữ: Các chứng chỉ Tiếng Anh và Tiếng Pháp theo như quy định của Chính phủ Canada đề ra như: chứng chỉ IELTS, chứng chỉ CELPIP-General, chứng chỉ PTE Academic, chứng chỉ TEF Canada, chứng chỉ TEF Canada.
  • Giấy khám sức khỏe: Người đương đơn cần đáp ứng yêu cầu khám sức khỏe tại nơi Chính phủ Canada chỉ định.
  • Giấy chứng nhận lý lịch tư pháp: Bạn phải đảm bảo rằng giấy chứng nhận lý lịch tư pháp tại nơi bạn sinh sống trong 6 tháng kể từ 10 năm gần nhất.
  • Chứng minh tài chính: Bạn cần chứng minh được mình có thể chi trả cho cuộc sống tại Canada cho mình và những người phụ thuộc khi vừa mới sang Canada.
  • Chứng chỉ chuyên môn: Đương đơn cần phải chứng minh được mình đã có kinh nghiệm và có chứng chỉ được cấp bởi những đơn vị do Chính phủ Canada quy định.
  • Có lời mời làm việc từ chủ lao động tại Canada: Bao gồm các giấy tờ như LMIA (Labour Market Impact Assessment), Job Offer, giấy phép lao động (Work Permit).
Bước 3: Nộp hồ sơ & chờ xét duyệt

Nếu bạn không biết các cách nộp hồ sơ đúng với quy trình định cư Canada do chính phủ đề ra thì có thể tìm kiếm luật sư tại Canada hoặc thông qua các công ty tư vấn định cư để có thể nộp hồ sơ nguyện vọng định cư Canada. Tùy vào từng giai đoạn sẽ có những khoảng thời gian xét duyệt khác nhau:

  • Nếu đương đơn đã có LMIA và Job Offer sẵn thì chủ lao động chỉ cần điền tên của người đương đơn vào hồ sơ. Sau đó hoàn thành các thủ tục và đợi Chính phủ Canada xét duyệt và bay sang Canada (thời gian có thể từ 3-6 tháng).
  • Đương đơn sau khi sang Canada làm việc từ 6 tháng đến 1 năm, có phiếu lương, chứng chỉ tiếng Anh và đóng bảo hiểm đầy đủ luật sư sẽ tiến hành nộp hồ sơ nhận thư đề cử tỉnh Bang (sẽ mất khoảng 6 tháng).
  • Khi đã nhận được thư đề cử tỉnh Bang luật sư sẽ tiếp tục hộp hồ sơ để nhận thường trú nhân Canada (PR) tùy vào số lượng hồ sơ đang cần xử lý (thời gian sẽ từ 6 tháng đến 1 năm để có thể nhập cư Canada).

Tuy nhiên, đối với chương trình định cư diện tay nghề cao thì thời gian có thể rút ngắn lại chỉ còn trong khoảng 6 tháng.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỚI L&C GLOBAL
country image Canada

7. Chi phí dịch vụ định cư Canada

Các gia đình muốn định cư Canada đều muốn nắm rõ về chi phí để có thể chuẩn bị tốt. Để có thể định cư sẽ bao gồm các chi phí như:

Chi phí hồ sơ

Đương đơn là 850 CAD Người phụ thuộc là 230 CAD

Chi phí khám sức khỏe

Khoảng 200-300 CAD/người

Chi phí xin lý lịch tư pháp

Khoảng 50-100 CAD/người

Chi phí dịch thuật và công chứng giấy tờ

Tùy vào độ dài của tài liệu

Khoảng 150-250 CAD/ bộ tài liệu.

Chi phí vé máy bay 

Tùy vào thời điểm

Khoảng 1500-2000 CAD/ người

Chi phí sinh hoạt ban đầu

Tùy vào thành phố và tỉnh Bang sinh sống sẽ bao gồm các chi phí cơ bản như: tiền nhà, đi lại, tiền điện nước, internet,…

Khoảng 1500-2000 CAD/ người

Chi phí sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn định cư

Các công ty sẽ có mức giá khác nhau nhưng sẽ bao gồm: chi phí xin LMIA từ chủ lao động, chi phí trả cho luật sư, xử lý hồ sơ,….

(Lưu ý bảng trên chỉ dùng để tham khảo vì sẽ có những chi phí thay đổi)

Tuỳ thuộc vào chương trình vào nhu cầu sinh hoạt của từng gia đình khác nhau sẽ có những mức chi phí khác nhau. Để có thể đảm bảo về tài chính, các gia đình cần có một khoản tài chính nhất định trước khi quyết định sang làm việc và định cư tại Canada.

8. Câu hỏi thường gặp

Trong những năm gần đây Canada đang thiếu hụt lượng lao động trầm trọng vì vậy những Chính sách định cư dành cho nhiều đối tượng khác nhau rất đa dạng. Cho nên việc định cư Canada sẽ trở nên dễ dàng khi bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu đề ra từ Chính phủ Canada.

Các chi phí sẽ bao gồm:
  • Chi phí mở hồ sơ
  • Chi phí khám sức khỏe
  • Chi phí xin lý lịch tư pháp
  • Chi phí dịch thuật và công chứng giấy tờ
  • Chi phí vé máy bay 
  • Chi phí sinh hoạt ban đầu
  • Chi phí sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn định cư

Có. Hầu hết các chương trình định cư Canada đòi hỏi đương đơn phải biết tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp). Tùy theo chương trình Chính phủ sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau:

  • Chương trình định cư liên Bang (EE) –  Express Entry: IELTS yêu cầu của đương đơn từ 6.0 trở lên.
  • Chương trình đề cử tỉnh Bang (PNP) – Provincial Nominee Program: IELTS yêu cầu của đương đơn từ 4.5; trong đó 4.0 cho kỹ năng đọc và viết, 5.0 cho kỹ năng nghe và nói.

Có. Chính phủ Canada cho phép những người đang có thường trú nhân hoàn toàn có thể bảo lãnh người thân của mình sang định cư Canada chỉ cần đáp ứng những yêu cầu đề ra.

Không có một chương trình định cư Canada nào được coi là “dễ nhất” một cách tuyệt đối, vì mỗi chương trình đều có những yêu cầu và tiêu chí riêng. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố như yêu cầu đầu vào, thời gian xử lý hồ sơ và tỷ lệ thành công, có thể đánh giá một số chương trình có thể dễ dàng hơn cho một số đối tượng cụ thể trong việc lựa chọn di cư Canada.
Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn chương trình định cư phù hợp
Bước 2: Kiểm tra tính đủ điều kiện
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 4: Nộp hồ sơ
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ
Bước 6: Phỏng vấn (nếu cần)
Bước 7: Nhận kết quả và tiến hành các bước tiếp theo

Bạn có thể tìm nhà ở thông qua các trang web bất động sản, môi giới hoặc các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội. Giá thuê và mua nhà khác nhau tùy thuộc vào vị trí, loại hình nhà ở và diện tích. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về giá thuê nhà trung bình tại Canada tính đến tháng 6 năm 2024:

Giá thuê trung bình trên toàn quốc:

  • Căn hộ 1 phòng ngủ: khoảng 1.938 CAD/tháng
  • Căn hộ 2 phòng ngủ: khoảng 2.329 CAD/tháng

Chi phí sinh hoạt ở Canada được xem là khá cao so với nhiều quốc gia khác, tuy nhiên mức sống cũng tương đối cao để bù đắp.

Các khoản chi phí chính:

  • Nhà ở: Tiền thuê nhà hoặc trả góp mua nhà là khoản chi phí lớn nhất. Giá thuê trung bình cho một căn hộ 1 phòng ngủ ở Toronto là khoảng 2.607 CAD/tháng, trong khi ở Montreal là khoảng 1.600 CAD/tháng.
  • Thực phẩm: Chi phí thực phẩm cũng khá cao, đặc biệt nếu bạn thường xuyên ăn ngoài. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm bằng cách nấu ăn ở nhà và mua sắm tại các siêu thị giá rẻ.
  • Giao thông: Nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng, chi phí sẽ thấp hơn so với việc sở hữu xe hơi riêng.
  • Các chi phí khác: Bao gồm chi phí điện nước, internet, điện thoại, giải trí, quần áo và các chi phí cá nhân khác.

Tổng chi phí sinh hoạt ước tính:

  • Cá nhân: Khoảng 1.500 – 2.500 CAD/tháng (tùy thuộc vào vị trí và lối sống).
  • Gia đình 4 người: Khoảng 3.500 – 5.500 CAD/tháng (tùy thuộc vào vị trí và lối sống).

Các loại hình giao thông công cộng phổ biến:

  • Xe buýt: Đây là loại hình giao thông công cộng phổ biến nhất ở Canada, có mặt ở hầu hết các thành phố và thị trấn.
  • Tàu điện ngầm: Toronto, Montreal và Vancouver có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và rộng khắp.
  • Xe điện (streetcar): Toronto có hệ thống xe điện chạy trên đường phố, chủ yếu phục vụ khu vực trung tâm thành phố.
  • Tàu hỏa: Các thành phố lớn và một số thị trấn nhỏ được kết nối với nhau bằng mạng lưới đường sắt. Tàu hỏa thường được sử dụng cho các chuyến đi dài hơn.

Hệ thống y tế ở Canada hoạt động theo mô hình chăm sóc sức khỏe toàn dân (universal healthcare), được tài trợ công thông qua thuế và quản lý bởi từng tỉnh bang và vùng lãnh thổ. Điều này có nghĩa là tất cả công dân và thường trú nhân Canada đều có quyền được tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết mà không phải trả phí trực tiếp tại thời điểm sử dụng dịch vụ.

Nguyên tắc hoạt động:

  • Tiếp cận bình đẳng: Mọi người đều được đối xử bình đẳng và có quyền tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết, bất kể khả năng tài chính.
  • Quản lý công cộng: Các dịch vụ y tế được cung cấp bởi các cơ sở y tế công cộng và tư nhân, nhưng được tài trợ và quản lý bởi chính phủ.
  • Không vì lợi nhuận: Hệ thống y tế Canada không hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
  • Tính toàn diện: Hệ thống bao gồm nhiều loại dịch vụ y tế,

9. Kết luận

Canada luôn là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Với nền kinh tế phát triển, các chính sách hỗ trợ đa văn hóa, thu nhập đầu người luôn nằm trong top đầu của thế giới. Nếu bạn và gia đình của mình muốn tìm kiếm một nơi sinh sống mới hoặc có thể trở thành công dân toàn cầu thì lựa chọn định cư Canada sẽ là quyết định đúng đắn.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về chương trình hoặc có những câu hỏi khác về chương trình trên. Hãy liên hệ với L&C Global đề chúng tôi có thể giải đáp cho bạn hoàn toàn miễn phí về các chương trình định cư Canada mới nhất, đồng thời giúp bạn thẩm định hồ sơ của mình và gia đình để có thể lựa chọn chương trình định cư Canada phù hợp với kinh nghiệm và tài chính của gia đình mình.

Hãy follow với L&C Global trên các trang mạng xã hội để có thể cập nhật những tin tức định cư Canada mới nhất về các chủ đề di dân Canada, chính sách chương trình, các diện định cư Canada….để có thể nắm bắt cơ hội định cư Canada cho cả gia đình mình.