Việc định cư của công dân Việt Nam tại Canada diễn ra tương đối gần đây, là kết quả của 2 làn sóng nhập cư sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Làn sóng nhập cư đầu tiên đến từ những người thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam, được chào đón đến Canada nhằm tận dụng kĩ năng của họ, sau sự thất thủ của Sài Gòn vào năm 1975.

Do ngày trước Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp ở Đông Dương cho đến năm 1945, vì thế những người nhập cư này thường nói tiếng Pháp, nếu không nói tiếng Anh. Làn sóng thứ hai đến từ những người tị nạn từ miền Nam trước đây, mưu cầu thoát khỏi cuộc sống khắc khổ và sự xuống cấp nhân quyền sau khi hai miền Nam – Bắc thống nhất thành một.

Những người tị nạn này thường được gọi là “thuyền nhân”. Cảm thương trước hoàn cảnh tuyệt vọng của hàng trăm người muốn thoát khỏi chế độ Cộng Sản, đã ra khơi trên những chiếc thuyền tạm bợ có thể bị nhấn chìm bất cứ lúc nào, nhiều cư dân Canada đã tài trợ cho chuyến hành trình đến Canada của họ.

người Việt tại Canada lnc global

Vào tháng 7 năm 1979, chính phủ Canada đã cam kết sẽ tiếp nhận 50,000 tị nạn đến từ Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào). Tháng 4 năm 1980, chính phủ đã điều chỉnh số lượng dân tị nạn mà họ sẽ nhận, và thông báo rằng Canada sẽ tiếp nhận thêm 10,000 người nhập cư. Nâng số lượng người dân tị nạn lên đến 60,000 vào năm 1979-80.

Cuộc tổng điều tra dân số năm 2016 cho thấy có 240,615 người là người gốc Việt (bao gồm những người đơn và đa dân tộc). Ngoài ra, có vài chục nghìn người Canada là người gốc Hoa nhưng thực chất là đến từ Việt Nam. Như phần lớn người Canada sinh ra ở nước ngoài, những người Canada gốc Việt thường sinh sống chủ yếu tại các khu đô thị của Canada và các cộng đồng đô thị khác. Có khoảng hơn 166,600 người Canada cho biết tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ họ (Tiếng Việt xếp thứ 4 trong danh sách ngôn ngữ nhập cư ở Canada)

Những người Việt Nam đã hòa nhập rất tốt vào cộng đồng người Canada và đồng thời cũng có đóng góp vào nền chính trị, văn hóa và thể thao của đất nước. Những người Canada gốc Việt nổi tiếng ở Canada gồm có:

  1. Nghệ sĩ dương cầm hòa tấu Đặng Thái Sơn, người đoạt giải nhất cuộc thi Piano Fryderyk Chopin quốc tế năm 1980
  2. Thanh Hải Ngô, người Canada gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Thượng viện
  3. Eve-Mary Thái Thị Lạc, thành viên Quốc hội liên bang Saint-Hyacinthe-Bagot, Québec và là phụ nữ Canada gốc Việt đầu tiên được bầu vào Hạ viện
  4. Nhà sản xuất phim và nghệ sĩ Paul Nguyễn
  5. Đại sứ thiện chí của UNESCO Kim Phúc
  6. nhà văn Kim Thùy
  7. Carol Huynh, người đã giành huy chương vàng môn vật tự do nữ tại Thế vận hội mùa hè Olympic 2008 ở Bắc Kinh và huy chương đồng tại Thế vận hội mùa hè 2012 ở London.

Tổng quát về Việt Nam

Nằm trong vùng lục địa Đông Nam Á, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia, có đường bờ biển rộng dọc Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ (tham khảo tại Người Canada gốc Đông Nam Á).

Sau gần một thế kỷ chịu ảnh hưởng của thực dân Pháp và bảy năm chiến tranh, Việt Nam đã giành được độc lập vào năm 1954. Cuộc xung đột khiến đất nước bị chia cắt về mặt chính trị giữa miền Bắc Cộng sản và miền Nam theo phương Tây. Năm 1965, Hoa Kỳ bắt đầu gửi quân đến hỗ trợ miền Nam Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam lần thứ hai

Năm 1975, miền Bắc Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc và Liên Xô, đã thành công đánh thắng quân Mỹ và thống nhất hai miền Nam – Bắc dưới sự cai trị của đảng Cộng sản. Ngày nay, mặc dù Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng nhưng vẫn được coi là một quốc gia hậu xã hội chủ nghĩa và đã tự do hóa nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Đây vẫn chủ yếu là một quốc gia nông nghiệp với dân số phần lớn theo đạo Phật và khoảng 87% là người gốc Việt .

Lịch sử nhập cư của người Việt tại Canada

Việc di cư từ Việt Nam sang Canada diễn ra thành 2 làn sóng. Làn sóng đầu tiên bắt đầu từ năm 1975, sau khi việc đảng Cộng Sản sẽ cai trị miền Nam ngày càng trở nên rõ ràng.

Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự thất thủ của Sài Gòn, thủ đô của miền Nam Việt Nam, dưới lực lượng của đảng Cộng Sản. Lo sợ sẽ bị trả thù do sự ủng hộ của họ đối với Hoa Kỳ, rất nhiều người đã tìm cách trốn khỏi đất nước.

Canada đã chấp nhận 5,600 người Việt Nam giữa năm 1975 đến 1976 với tư cách là những người tị nạn chính trị. Những người nhập cư này chủ yếu là những người thuộc tầng lớp trung lưu, được chấp nhận nhập cư vào Canada do kĩ năng nghề nghiệp của họ hoặc do người thân ở Canada của họ đứng ra bảo lãnh. Rất nhiều người nói được tiếng Pháp, hoặc đôi khi tiếng Anh, như một ngôn ngữ thứ hai.

Làn sóng nhập cư thứ hai chia thành hai giai đoạn. Đợt đầu tiên diễn ra từ năm 1979 đến năm 1982, gồm những người tị nạn đến từ miền Nam Việt Nam, đã phải chịu đựng cuộc sống khốn cùng của chế độ cộng sản mới.

Nhóm người này đa dạng hơn rất nhiều so với nhóm đầu tiên, gồm có những người nhập cư đến từ nhiều tầng lớp kinh tế xã hội và sắc tộc (cụ thể là có hàng ngàn người Việt gốc Hoa), đến từ cả thành thị và nông thôn.

Những người tị nạn này còn được gọi là “thuyền nhân” , do hành trình nguy hiểm của họ từ Việt Nam đến Canada trên những chiếc thuyền tạm bợ và đông đúc đến các trại của Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (HCR) ở những nơi như Hồng Kông, Malaysia và Indonesia. Theo dự đoán, có khoảng 1/3 số người tị nạn trên những chiếc thuyền này không thể sống sót sau chuyến đi.

người Việt tại Canada lnc global

Canada là một trong những quốc gia tái định cư chính, chấp nhận hơn 60,000 người tị nạn đến từ Đông Nam Á trong những năm này. Hơn 50% những người tị nạn đến Canada này được tài trợ bởi một chương trình tài trợ tư nhân do chính phủ thực hiện. Do đó, phần lớn nhờ vào nỗ lực của những hộ gia đình Canada, cộng đồng tôn giáo, những tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ mà những người nhập tị nạn này có cơ hội làm lại cuộc đời họ tại Canada.

Đợt thứ hai bắt đầu vào năm 1982 và kéo dài tới tận hôm nay. Giai đoạn này được gọi là “ dòng chảy nhập cư liên tục”, bao gồm những người nhập cư từ các trại tị nạn ở nước ngoài, những người nhập cư thông qua Chương trình Khởi hành có Trật tự của Việt Nam (Vietnam’s Orderly Departure Program), và những người đến Canada thông qua nỗ lực đoàn tụ gia đình từ những người Canada gốc Việt.

Ngày 13 tháng 11 năm 1986, để ghi nhận những đóng góp đặc biệt của mình trong việc bảo vệ người tị nạn, Canada đã được Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn trao tặng Huân chương Nansen. Toàn quyền Jeanne Sauvé thay mặt cho “Người dân Canada” nhận vinh dự này. Đây là lần duy nhất vinh dự được ban tặng cho toàn bộ người dân. Huy chương được lưu giữ tại Rideau Hall.

Năm 2015, Quốc hội Canada đã thông qua Đạo luật Hành trình đến Tự do (Journey to Freedom Day Act), trong đó chỉ định ngày 30 tháng 4 là ngày quốc gia tưởng niệm cuộc di cư của người tị nạn Việt Nam và việc chấp nhận họ ở Canada sau sự kiện Sài Gòn thất thủ và chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Các mô hình định cư của người Việt tại Canada

Theo Statistic Canada, có 240,615 người gốc Việt tại Canada. Họ sống chủ yếu ở các trung tâm đô thị tại Ontario, Québec, British Columbia và Alberta. Tính cả những vùng ngoại ô, thì số lượng người gố Việt tại Canada ở Greater Toronto là 73,745; ở Cộng đồng Đô thị Montréal là 38.660; ở đô thị Vancouver  là 34.915; và 21.010 người ở vùng Calgary.

Do việc di cư của những người Việt Nam đến Canada diễn ra khá gần đây, hầu hết những người Canada thế hệ đầu đều được sinh ra tại Việt Nam. Ít hơn hai trong số năm người sinh ra ở Canada , trong khi 70%; bao gồm cả những người không phải thường trú nhân, được sinh ra ở nước ngoài.

Dữ liệu kinh tế xã hội

Những người Canada gốc Việt làm việc trong nhiều lĩnh vực tại Canada, đặc biệt ở những ngành nghề sản xuất và khoa học kĩ thuật. Rất nhiều người Canada gốc Việt là doanh nhân, đang sở hữu và vận hành doanh nghiệp của họ như: nhà hàng và các cửa hàng tiện lợi tại Canada. Tuy có cùng tỷ lệ có việc làm so với mức trung bình của Canada, nhưng thu nhập của họ lại thấp hơn đáng kể.

Váo năm 2011, Bộ Di trú và Cộng đồng Văn hóa Québec báo cáo rằng trong số tất cả những người Quebec Việt Nam đang hoạt động trên thị trường lao động, có 29,2% làm việc trong lĩnh vực bán hàng và dịch vụ, 15,1% trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính và quản trị, 13,3% làm việc trong lĩnh vực tự nhiên và khoa học ứng dụng và 11,3% trong lĩnh vực y tế. Nhìn chung, người Quebec gốc Việt có thu nhập trung bình ở mức 33.674 đô la, vẫn thấp hơn mức trung bình là 36.352 đô la đối với toàn bộ dân số Québec nói chung.

Đời sống xã hội, văn hóa và tôn giáo

Cộng đồng người Canada gốc Việt luôn lo ngại về việc có thể duy trì được những giá trị và thực hành văn hóa Việt Nam như tôn giáo và tiếng mẹ đẻ. Nhằm ngăn chặn sự mai một văn hóa, các mạng lưới chính thức như Liên đoàn người Canada gốc Việt, cũng như những mạng lưới không chính thức, đã chung tay góp phần duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo khảo sát hộ gia đình quốc gia năm 2011 (2011 National Household Survey – NHS), gần một nửa người Canada gốc Việt theo đạo Phật, trong khi có hơn ¼ theo đạo Cơ đốc và ¼ còn lại cho biết họ không theo bất kỳ tôn giáo nào.

người Việt tại Canada lnc global

Những ngôi chùa và các nhà thờ Thiên Chúa giáo có ở các thành phố trên khắp Canada. Những nơi này đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng, không chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nghi thức tôn giáo, mà còn góp phần tổ chức các lễ hội Việt Nam, tổ chức lễ cưới và đám tang, cũng như các hoạt động xã hội khác.

Theo điều tra dân số Canada, vào năm 2016, có 166,830 người cho biết tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, nhiều hơn 13.475 người so với năm 2011. Tuy nhiên, tiếng Việt chỉ xếp thứ 14 trong số các ngôn ngữ nhập cư ở Canada.

Quan hệ song phương giữa Canada và Việt Nam

Năm 2013, Canada và Việt Nam đã kỉ niệm 40 năm quan hệ song phương, với rất nhiều hoạt động được tổ chức nhằm kỉ niệm ngày trọng đại này. Canada đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1973, thành lập một đại sứ quán ở Hà Nội vào năm 1994 và mở Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn) vào năm 1997.

Cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam năm 1986 (hay còn được gọi là “Đổi Mới”) đã mang lại những thay đổi trong kinh tế và xã hội, đồng thời mối quan hệ đối tác kinh tế giữa Canada và Việt Nam cũng được tăng cường thông qua những tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong hơn 10 năm qua, thương mại song phương giữa Canada và Việt nam luôn trên đà tăng trưởng ổn định. Hiện tại nó đã tăng gấp 4 lần so với năm 2000, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2,6 tỷ USD vào năm 2013.

Thương mại giữa Canada và Việt Nam

Các ủy viên thương mại ở cả hai nước hỗ trợ đại diện doanh nghiệp và các doanh nhân trong việc điều hướng các hiệp định thương mại. Những chuyến thăm thường xuyên giữa quan chức chính phủ các nước đã góp phần củng cố mối quan hệ và cơ hội cho cả hai quốc gia và mang lại kiến ​​thức chuyên môn về nhiều cơ hội trong kinh doanh.

Vào năm 2010, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tham dự hội nghị G20 tại Toronto, tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada tham dự hai hội nghị ASEAN tại Hà Nội.

Nhờ vào sự liên kết với các tổ chức như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Khu vực ASEAN, Tổ chức Internationale de la Francophonie và Liên hợp quốc, các cơ hội về kinh tế của Việt Nam và Canada có thể được cải thiện và mở rộng. Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam hiện đang là một trong những mức tăng trưởng lớn nhất ở Châu Á.

Lợi ích xã hội của thương mại

Mối quan hệ giữa Canada và Việt Nam không chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế, mà còn bao hàm những mối quan tâm về điều kiện xã hội ở Việt Nam, gồm quyền tự do ngôn luận và lập hội.

Vào năm 2014, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia được chính phủ Canada nhắm đến cho các nỗ lực phát triển quốc tế. Những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm nghèo thông qua việc thiết lập môi trường đầu tư tốt, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông thôn, được xem là phù hợp với các mục tiêu của chương trình hợp tác và phát triển hiện tại của Canada.

Global Affairs Canada là cơ quan chính cung cấp hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển bền vững. Năm 2010, sau trận lũ lụt nghiêm trọng ở Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (Canadian International Development Agency) (sáp nhập với Bộ Ngoại giao vào năm 2013) đã cam kết tài trợ 50.000 USD cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, bao gồm việc phân phối các mặt hàng cứu trợ phi lương thực, nước uống và hỗ trợ cộng đồng.

Biên soạn và dịch: L&C Global

Liên hệ L&C Global ngay để được tư vấn thêm chi tiết – 028 3636 7979 

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Gửi Email Messenger Zalo Bản đồ
[id] [title] [categories] [email]- email [first_name] [last_name]