So sánh các chương trình định cư giữa Canada và Mỹ (Phần 2)
Định cư diện lao động chuyên môn
Tại những nước đã phát triển, giá thuê nhân công cho những việc lao động chân tay luôn là một trong những vấn đề cần phải cân nhắc vì người dân có thể hưởng trợ cấp xã hội cao hơn mức lương họ có thể nhận được cho một công việc phổ thông. Vậy nên, để giải quyết được vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động phổ thông, Mỹ và Canada đều có các chương trình định cư cấp thẻ thường trú nhân nhằm thu hút người lao động và bù đắp sự thiếu hụt đó.
Yêu cầu chung của các chương trình định cư diện lao động chuyên môn ở tại Mỹ và Canada đều không cao về bằng cấp và tiếng anh. Thậm chí ở Mỹ, một người chỉ cần đáp ứng đủ về sức khoẻ, có khả năng lao động và tuân thủ đúng luật của nhà tuyển dụng và đất nước Mỹ đều có thể xin được thẻ xanh. Tuy nhiên, cả hai chương trình đều đòi hỏi đương đơn phải có thư tuyển dụng từ Mỹ hoặc Canada và làm việc cho nhà tuyển dụng đó ít nhất 1 năm.
Nhìn chung, yêu cầu của Canada đối với diện lao động phổ thông sẽ cao hơn tại Mỹ. Người lao động tại Canada cần phải có ít nhất vốn tiếng anh để giao tiếp thông thường và đã được qua đào tạo tay nghề. Điểm khác biệt cụ thể như sau
Provincial Nomination Program/ Federal Skilled Trades | EB3 – Other Worker | |
Tiếng anh | IELTS ít nhất 4.0 | Tiếng anh giao tiếp hoặc không cần |
Bằng cấp | Chứng chỉ nghề nghiệp/ bằng trung cấp | Không yêu cầu |
Độ tuổi | Dưới 40 | Dưới 50 |
Kinh nghiệm | 2 năm làm liên tục toàn thời gian | Không yêu cầu |
Kinh nghiệm tại nước nhập cư | 1 năm | 1 năm |
Khả năng đậu hồ sơ | Dựa trên điểm xếp hạng với những ứng cử viên khác | Dựa trên việc đánh giá chuyên môn của người xét hồ sơ |