Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài trở nên phổ biến từ cuối những năm thập niên 70 và đầu 80 tại nước ta. Là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ, mô hình hợp tác xã không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Thêm vào đó, các khoản nợ sau chiến tranh và hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc đã ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế.
Do đó, chính quyền chủ trương đưa lao động ra làm việc tại các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Xuất khẩu lao động hiện đang được coi là một trong những ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng và mang tính chiến lược của nước ta:
• Tăng thu nhập và thay đổi nhận thức, tư duy cho người lao động.
• Góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội nhờ công cuộc “đổi đời” của người lao động.
• Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn và tiết kiệm chi phí đầu tư giải quyết “bài toán” việc làm trong nước.
• Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
• Thúc đẩy các quan hệ đối ngoại.
a) Giai đọan 1980 -1991
Năm 1980, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp ký kết. Gần 245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc và Bungari.
Theo thống kê, từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu được một khoản tiền lớn: khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD. Ngoài giảm bớt số người thất nghiệp trong nước; người lao động được tiếp cận với công nghệ mới và gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng khá lớn, giúp cải thiện cuộc sống gia đình tại Việt Nam trong thời kì khó khăn.
b) Giai đoạn 1991 đến 2001
Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạn này, tình hình và nhu cầu thực tiễn cùng với việc cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam đang trong thời kì đổi mới dẫn đến những thay đổi về cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động từ phía chính quyền.
Ngày ngày 9 tháng 11 năm 1991, Nghị định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời. Cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu. Số lao động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm. Tổng lao động xuất khẩu trong giai đoạn này gần 160.000 người.
c) Giai đoạn 2001 đến nay
• Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài. Chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước.
• Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.
• Vào thời điểm năm 2011, lao động nữ chiếm gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân, xã hội và công nghiệp. giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.
Xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam tập trung nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Lào, Campuchia…
Bên cạnh đó, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi hỏi cao. Theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng. Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản (sau Trung Quốc).
Không giống với Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường truyền thống ít đòi hỏi, Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, con số này là 88.298 người. Được phân bổ tại 4 thị trường chính:
• Đài Loan.
• Malaysia.
• Hàn Quốc.
• Nhật Bản (chiếm hơn 40% tổng số lao động Việt Nam tại nước ngoài).
Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ý cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến.
Xem thêm tại: Wikipedia
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:
Văn phòng TPHCM – 028 3636 7979