fbpx
loader

Việc làm định cư tại Canada

  • Chương trình việc làm
  • Quyền lợi lao động
  • Quy trình
  • Giới thiệu về đất nước

Các chương trình việc làm tại Canada

dinh cu canada aipp tao mau toc

NHÀ TẠO MẪU TÓC - AIPP

Nếu như bạn là một nhà tạo mẫu tóc và có mong muốn định cư Canada, thì L&C Global có ngay cho bạn một đề nghị làm việc và định cư tại Canada theo diện AIPP.

THỢ HÀN/ THỢ TIỆN - AIPP

Định cư Canada với nghề Thợ Hàn hoặc Thợ Tiện. Chúng tôi giúp gia đình người lao động được sống và làm việc như người bản xứ , con cái được đi học trong môi trường giáo dục và hệ thống an sinh xã hội tốt bậc nhất của Bắc Mỹ.

dinh cu aipp tho han canada -2

Thợ sửa máy - AIPP

Công việc chính là thiết lập, vận hành và bảo trì nhiều loại máy công cụ thông thường (Máy xay và/hoặc Máy tiện) và công cụ máy tính điều khiển số (CNC).

Thợ bánh mì - WORK PERMIT

Việc làm ngành bánh tại bang British Columbia là một cơ hội định cư và phát triển sự nghiệp rất hấp dẫn cho các cặp đôi vợ chồng trẻ. Người phụ thuộc đi kèm sẽ nhận được Open Work Permit để tự do xin việc tại Canada. 

viec-lam-tho-may-canada-manitoba

THỢ MAY - WORK PERMIT

Cơ hội nhận PR (Thường trú nhân) sau 2 năm làm việc cho chủ doanh nghiệp với chi phí cực hấp dẫn chỉ từ 239,000,000 VND.

ĐIỀU DƯỠNG - WORK PERMIT

Home Child Care Provider Pilot và Home Support Worker Pilot là hai chương trình của Chính phủ Liên Bang dành cho diện Caregiver và được áp dụng cho toàn đất nước Canada có thời hạn là 5 năm từ 2019 đến 2024.
dinh cu canada dieu duong caregiver

đầu bếp - WORK PERMIT

Chuẩn bị và nấu món ăn, giám sát các hoạt động nhà bếp chính là công việc chính của đầu bếp tại British Columbia, Canada. Quý khách được hưởng toàn bộ quyền lợi của người lao động tại Canada. 

Quản lý & PHỤC VỤ BÀN - WORK PERMIT

Trở thành người chào hỏi khách hàng, nhận order và gửi đến quầy bếp. Công việc đơn giản nhưng có thể mang lại cho Quý khách cơ hội định cư Canada sau 2 năm làm việc cho chủ doanh nghiệp.

1nhan vien giet mo tai nha may canada work permit

NHÂN VIÊN CHẾ BIẾN THỊT - WORK PERMIT

Nhân viên cắt thịt có nhiệm vụ cắt thịt thành kích thước nhỏ để bán lẻ. Cơ hội định cư sau 2 năm làm việc cho chủ doanh nghiệp.

ĐẦU BẾP BÁNH PIZZA - WORK PERMIT

Nhờ chính sách LMIA mà người lao động ở nước ngoài có cơ hội làm việc tại Canada. Đây là một trong những nơi có môi trường làm việc tốt – Chế độ phúc lợi xã hội và sự quan tâm đầy đủ của chính phủ đến với người lao động. L&C Global Consultant giới thiệu đến Quý khách Chương trình tuyển dụng Work Permit – Đầu bếp bánh Pizza.

Kỹ thuật viên Ô tô - WORK PERMIT

Đừng bỏ lỡ tay nghề sửa chữa ô tô của mình! Cơ hội định cư sau 2 năm làm việc cho chủ doanh nghiệp.

TÀI XẾ XE CONTAINER - WORK PERMIT

Làm việc tại các hợp tác xã hoặc công ty vận tải địa phương.

thợ mộc - WORK PERMIT

Làm việc tại các nhà máy chế biến hoặc các xưởng gia công gỗ địa phương. Cơ hội định cư sau 2 năm làm việc cho chủ doanh nghiệp.

THỢ SẮT - WORK PERMIT

Làm việc tại các công trình, xưởng nhà máy chế biến, hoặc gia công sắt thép tại địa phương.

CHẾ BIẾN HẢI SẢN - WORK PERMIT

Định cư ngay sau 1 năm làm việc cho nhà tuyển dụng. Yêu cầu tay nghề và tiếng Anh đơn giản.

Các quyền lợi chính
của khách hàng

1

PR - Thường trú nhân

Đương đơn có khả năng xin PR và nhận PR (Thường trú nhân) sau 1 - 2 năm làm việc cho chủ doanh nghiệp).

2

Thu nhập

Nhận mức thu nhập theo mức thu nhập của người bản xứ và trên mức thu nhập trung bình của lao động tại Canada.

3

Phúc lợi xã hội

Đương đơn được hưởng các chế độ về phúc lợi xã hội như một công dân Canada từ Y tế, Bảo hiểm xã hội,... 

4

Giáo dục

Con cái của đương đơn khi đi chung được học miễn phí đến hết lớp 12 tại nơi đương đơn sinh sống. 

Quy trình thanh toán

Bước 1

Thẩm định hồ sơ và ký hợp đồng với L&C Global Consultant.

Bước 2

Đương đơn nhận Job Offeer từ nhà tuyển dụng. 

Bước 3

Đương đơn nhận giấy phép LMIA (Labour Market Impact Assessment).

Bước 4

Nhận Work Permit.

Bước 5

Nộp hồ sơ xin PR (Thường trú nhân) sau khi làm việc tại Canada ít nhất 2 năm.

Giới thiệu về đất nước Canada

Dân số

Dân số Canada tại thời điểm tháng 9 năm 2019 rơi vào khoảng gần 37,5 triệu người theo thống kê mới nhất của United Nations.
– Dân số Canada đứng thứ 39 và chiếm 0.49% trên tổng dân số trên toàn thế giới.
– Mật độ dân số ở Canada là 4 người/km2 0 thuộc nhóm quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
– 81,2% dân số sống ở thành thị.
– Độ tuổi trung bình ở Canada là 40,5 tuổi – dân số Canada đang có xu hướng già đi.

Canada là nước có số lượng người nhập cư cao nhất trong khối G8 các nước với nền công nghiệp đứng đầu thế giới. Tỷ lệ người nhập cư chiếm khoảng 22% so với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10% trên tỷ lệ tăng dân số của Canada hàng năm.

Theo nhà nghiên cứu William Lewis M, ngoài việc là xã hội đa văn hoá với người nhập cư từ nhiều châu lục khác nhau, Canada có nhiều tài nguyên thiên nhiên cùng với vốn trí tuệ ngang với một số cường quốc khác như Mỹ, Úc.

Cảnh quan 

Đất nước lá phong nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp trải dài trên khắp đất nước. Canada có phong cảnh đa dạng từ đồng bằng , đồi núi, thung lũng, đến những ngọn núi hùng vĩ, và những con sông hồ nước xanh biếc. Phía bắc Canada là bắc cực với cảnh quan chủ yếu là sông băng.

Khí hậu

Bề mặt đất liền trải dài nên Canada là đất nước đa dạng về khí hậu từ khí hậu ôn đới ở phía tây bang British Columbia đến khí hậu cận nhiệt đới ở phía bắc. Các vùng đất liền không giáp với biển nằm trong vùng khí hậu lục địa với mùa hè ấm áp. Ngoài ra, các đảo thuộc Vancouver có khí hậu Địa Trung Hải – cận nhiệt đới với khí hậu ôn hoà mát mẻ quanh năm.

Lịch sử 

Cái tên Canada được bắt đầu đưa vào sử dụng khi trở thành thuộc địa của Pháp từ thế kỷ 16 bắt nguồn từ từ Kanata trong tiếng Saint-Lawrence Iroquoian. Từ này có ý nghĩa là ngôi làng/vùng đất định cư.

Vào năm 1534, người Pháp – Jacques Cartier đặt chân lần đầu lên vùng đất về sau được biết đến là Canada. Vào năm 1603, Samueal de Champlain thành thiết lập quyền kiểm lãnh thổ quanh Quebec. Thuộc địa Pháp đầu tiên ở Canada là nơi hình thành một trong số nhiều thuộc địa thuộc New France nằm dọc theo bờ sông Saint Lawrence và phía bắc của Great Lakes.

Sau đó vào năm 1760 là thời kì quyền kiểm soát của người Pháp rơi vào tay người Anh sau sự sụp đổ của Montréal. 

Địa lý 

Canada là đất nước lớn thứ hai thế giới và có tổng diện tích đất liền là 9,093,510 Km2.

41% diện tích Canada giáp Bắc Mỹ cùng với những vùng phía tây giáp Thái Bình Dương, phía đông giáp Đại Tây Dương, phía bắc giáp Bắc Băng Dương.

Kinh tế

Nền kinh tế của Canada được xếp thứ 9 trên bảng xếp hạng thế giới nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Theo The World Factbook, vào năm 2017, các ngành dịch vụ chiếm 70% GDP Canada. Điều khác biệt giữa Canada và các nước phát triển khác là ngoài ngành dịch vụ, Canada tập trung vào ngành công nghiệp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn như gỗ và dầu mỏ cùng với ngành công nghiệp sản xuất máy móc, chế biến thực chiếm 28.2% tổng GDP. Bên cạnh đó, Canada cũng là đất nước có đa dạng nguồn tài nguyên khoáng sản như sắt, vàng, đồng, than và đặc biệt là vàng.

Theo Business Insider, Mỹ hiện đang là đối tác thương mại lớn thị trường Mỹ chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của Canada (76.4%) và nhập khẩu (65%) theo thống kê năm 2007. Ngoài ra, Trung Quốc, Mexico cũng là 2 nước có lượng nhập khẩu từ Canada lần lượt là 12,6% và 6,3%.

Theo báo cáo của Economist Intelligence, thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở Canada đứng thứ 4 trên thế giới (khoảng 53,634 CAD tương đương 44,000 USD/năm).

Với điểm mạnh là đường bờ biển dài nhất thế giới, Canada trở thành nước xuất khẩu hải sản lớn thứ 6 thế giới với doanh thu hơn 4 tỷ USD/năm từ ngành khai thác và sản xuất hải sản, trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm hùm chiếm 1,5 tỷ USD.

Canada cũng tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thêm vào đó, Canada cũng kí hiệp định thương mại tự do với nhiều nước như Mỹ (NAFTA), Israel, Chile, Costa Rice và Châu Âu.

Giáo dục 

Giáo dục ở Canada bao gồm hệ thống trường công lập và trường tư nhân. Trong đó hệ thống trường công lập được tài trợ và quản lý trực tiếp chủ yếu bởi từng tỉnh bang. Vì vậy, hệ thống giáo dục có thể khác biệt ở những tỉnh bang khác nhau và đồng thời cũng dựa trên tiêu chuẩn cao chung của Chính phủ liên bang.

Canada dành ra gần 6% GDP cho mảng giáo dục – đây cũng là mức khá cao so với các nước trong tổ chức OECD. Chính phủ Canada trợ cấp rất nhiều cho giáo dục từ mẫu giáo đến các bậc sau trung học như Đại học, Cao đẳng. Giáo dục công lập là hoàn toàn miễn phí từ bậc mẫu giáo đến hết trung học. Ngoài ra, tuỳ vào mức thu nhập mỗi gia đình, chính phủ sẽ hoàn lại mức học phí cho bậc mẫu giáo.

Độ tuổi cho giáo dục bắt buộc ở Canada khác nhau theo quy định riêng của tỉnh bang từ 5-7 tuổi cho đến 16-18 tuổi tương đương với cấp tiểu học đến trung học.

Tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận bản tin từ LNC Global