Cuộc sống du học sinh tại Mỹ
Hàng năm, Mỹ thu hút hơn 1 triệu lượng du học sinh khắp mọi nơi trên thế giới đến sống và học tập. Vậy nên, trường học cũng là nơi hội tụ của rất nhiều nền văn hoá khác nhau, sinh viên có thể được trải nghiệm nền đa dạng văn hoá của Mỹ ngay tại chính khuôn viên trường học.
- Học tập:
Ở Mỹ, sinh viên được chọn lớp học và môn học tuỳ theo ý mình. Nếu bạn không thích dậy sớm thì bạn có thể chọn những giờ học vào buổi chiều để hạn chế việc đi trễ, hoặc bạn có thể dồn số môn học vào 2 hoặc 3 ngày để có nhiều thời gian rảnh hơn để đi làm, du lịch hoặc tận hưởng thời gian với bạn bè.
Bạn cũng đừng ngạc nhiên bạn có bạn cùng lớp còn chưa đến 16 tuổi. Mỹ cho phép học sinh viên viên nhảy lớp nếu họ vượt qua được các bài kiểm tra về kiến thức. Hoặc cũng đừng lấy làm lạ nếu có người bạn tưởng là giảng viên của lớp nhưng thực chất lại là sinh viên như bạn vì họ quyết định học đại học nếu họ thấy khi đó là lúc họ cần tấm bằng đại học cho công việc, hoặc họ chỉ học vì thấy thích.
Mối quan hệ giữa thầy cô tại các trường tại Mỹ thường thân thiết, sinh viên gọi giảng viên bằng tên hoặc để trang trọng hơn thì bằng họ, đối với nhiều sinh viên Châu Á thì điều này rất khó thích ứng vì họ đã quen với truyền thống ‘tôn sư trọng đạo’, nên ban đầu các sinh viên Châu Á gọi giảng viên bằng các danh từ như ‘sir, teacher, professor, lecturer’ nhưng điều này lại làm các giảng viên thấy không thoải mái vì quá trang trọng và tạo khoảng cách. Thầy cô thường lấy các ví dụ thực tế để áp dụng vào bài giảng chứ không chỉ là các lý thuyết trên giấy. Sinh viên cũng được thẳng thắn tranh luận hoặc góp ý với thầy cô mà không bị đánh giá. Vậy nên, môi trường học tập tại đây sẽ rất mới lạ và thú vị đối với các bạn Việt Nam đã quen với việc đọc và chép trên lớp.
- Nơi ở:
Nhiều trường cao đẳng và đại học ở Mỹ nằm trong khuôn viên riêng, xa trung tâm thành phố hoặc ở một khu riêng biệt. Vậy nên, trường sẽ có kí túc xá dành cho sinh viên có nhu cầu sống gần trường học. Tuy nhiên, giá thuê 1 phòng kí túc xá ở Mỹ luôn cao hơn giá thuê phòng trọ ở bên ngoài. Nhiều bạn sinh viên chấp nhận ở xa hơn, tốn gần 1 tiếng đi lại để có chỗ ở rẻ hơn.
Lời khuyên cho các bạn vừa bắt đầu cuộc sống của du học sinh là trong một năm đầu hãy sống tại Kí túc xá. Mặc dù chi phí có thể cao hơn ở bên ngoài, nhưng cuộc sống tại kí túc xá sẽ giúp các bạn hoà nhập vào văn hoá và cuộc sống nước khác nhanh nhất. Bạn có cơ hội để gặp và quen biết với những người bạn cùng trang lứa từ các nước khác nhau và trải nghiệm được nhiều điều về văn hoá của họ vì nơi đây là một cộng đồng thu nhỏ. Ở đây cũng sẽ có nhiều hoạt động và thường xuyên có các ‘party’ để làm quen và kết bạn dành cho sinh viên ở tại kí túc xá trường.
- Hoạt động ngoại khoá
Tham gia hoạt động tình nguyện là rất phổ biến đối với sinh viên tại Mỹ vì không chỉ giúp thư giãn và tạo nên các mối quan hệ xã hội mà còn có cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích. Các hoạt động ngoại khoá rất đa dạng, từ tình nguyện, uỷ ban trường đến thể thao văn nghệ, học thuật,… Đối với các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, việc sinh viên có tham gia các hoạt động ngoại khoá, chất lượng và thành tích đạt được từ các hoạt động này là một phần xét hồ sơ để được nhận vào các trường đại học danh tiếng.
Tại đại học, các hoạt động ngoại khoá không chỉ giúp sinh viên tìm hiểu về cuộc sống, làm bạn với nhiều người mà là sự chuẩn bị cho bước đầu sự nghiệp. Các nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tốt hơn nếu CV của bạn có thể hiện được sự đóng góp trong các hoạt động của trường và xã hội.
- Công việc bán thời gian
Đi làm luôn là biện pháp nhanh nhất để bạn có thể tiếp xúc và cọ xát với xã hội một cách trực tiếp, từ đó sẽ có những kinh nghiệm để xử lý công việc, giúp sinh viên có thể tìm được một công việc tốt hơn sau khi ra trường. Ngoài ra, có được một công việc làm thêm sẽ giúp sinh viên thoải mái hơn về chi phí sinh hoạt và có khoản dư để phục vụ vào những sở thích cá nhân của bản thân. Mỹ không cấm sinh viên đi làm thêm, nhưng có rất nhiều quy định ràng buộc như:
- Sinh viên quốc tế đang giữ các diện visa F1 có thể đi làm thêm tối đa 20 tiếng/tuần, nhưng chỉ được làm các việc ở tại khuôn viên trường hoặc các điểm có liên kết về giáo dục ngoài trường.
- Đối với sinh viên đã học xong năm đầu có thể đăng kí làm thêm ngoài khuôn viên trường nếu có khó khăn về mặt tài chính và đã được cấp giấy phép lao động.
- Sốc văn hoá:
Chuyện sốc văn hoá là không thể tránh khỏi khi sống tại một nơi có nền văn hoá khác biệt. Có nhiều bạn sẽ thấy thật bối rối, những người xung quanh có suy nghĩ khác với mình. Có rất nhiều chuyện bạn tưởng như nhỏ nhặt nhưng bạn sẽ phải mất một thời gian dài để thích nghi. Ví dụ như người Mỹ thường không thích nói vòng vò mà nói thẳng vào vấn đề, điều này có thể gây mất lòng đối với nhiều bạn đã quen với cách nói giảm nói tránh của Việt Nam. Vậy nên, bạn sẽ cần có thời gian để hiểu những gì học nói đều là thật lòng, không muốn vòng vo vì có thể gây ra hiểu lầm.
Để hạn chế việc sốc văn hoá này, trong thời gian đầu, bạn nên giữ liên lạc với bạn bè và người thân tại Việt Nam để tâm sự mỗi khi gặp khó khăn, đồng thời bắt đầu từng bước để tìm hiểu cuộc sống và văn hoá mới như tham gia vào các nhóm cộng đồng hoặc hội sinh viên tại trường, kết bạn với những người đến từ đất nước khác nhau, đăng kí vào các hoạt động ngoại khoá hoặc tham dự các buổi tiệc do trường hoặc bạn bè tổ chức. Một khi bạn đã vượt qua giai đoạn sốc này, bạn sẽ thấy những nền văn hoá khác đều có điểm đặc trưng và thú vị riêng.
Liên hệ với L&C Global Consultant ngay để được tư vấn và thẩm định hồ sơ miễn phí!
Hotline: (+84 28) 3636 7979
Tư vấn online: CLICK HERE