Canada có thể cấm đi lại trong nhiều năm vì Covid-19

Một cảm giác bình thường đang đến khi việc tiêm chủng vaccine COVID-19 bắt đầu được triển khai ở Canada.

Theo dự kiến, phần lớn người dân Canada sẽ được tiêm ngừa vaccine chống lại virus corona vào tháng 9 tới – Thủ tướng Justin Trudeau cho biết.

Mặc dù đây là tin tốt lành đối với Canada, nhưng các chuyên gia đã cảnh báo rằng cho đến khi các quốc gia khác thực hiện tiêm chủng vaccine, người dân Canada vẫn sẽ phải sống trong “một cái bong bóng” – nghĩa là có khả năng biên giới vẫn sẽ tiếp tục đóng cửa.

“Nó là một ngạn ngữ cổ”, “Sẽ không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn” – Raywat Deonandan, nhà dịch tễ học của Đại học Ottawa, cho biết: “Chúng ta không thể tiến gần đến việc diệt trừ virus corona cho đến khi có đủ vaccine cho tất cả mọi người”.

Nhưng vaccine có lẽ sẽ không được cung cấp cho tất cả mọi người, đặc biệt là tại các quốc gia có thu nhập thấp.

Theo một cuộc điều tra của Reuters được công bố hôm thứ Tư, COVAX, nỗ lực toàn cầu để vận chuyển vaccine COVID-19 đến các quốc gia kém phát triển đang đối mặt với nguy cơ thất bại rất cao, có khả năng hàng tỷ cư dân ở tại các quốc gia này sẽ không thể tiếp cận được với vaccine cho đến cuối năm 2024.

Nguyên nhân là chương trình này đang gặp khó khăn do thiếu vốn, các rủi ro về nguồn cung và các thỏa thuận hợp đồng phức tạp, theo điều tra cho thấy, những điều này có thể khiến chương trình này không thể đạt được mục tiêu đề ra.

Ông cảnh báo rằng: trừ khi các quốc gia khác được tiếp cận với vaccine, thì hi vọng của người dân Canada về việc đi lại đến những quốc gia khác trong tương lai có thể bị dập tắt.

Theo chính phủ liên bang, Canada là một trong những quốc gia có đóng góp lớn cho chương trình COVAX.

Trong một tuyên bố tại Global News, văn phòng Thủ tướng cho biết Canada đã công bố khoản đầu tư 440 triệu USD vào COVAX – đây là khoản đầu tư lớn thứ 2 trong những quốc gia tham gia đầu tư tính đến thời điểm hiện tại.

Bộ trưởng thể chế Dân chủ của Canada, Karina Gould nói với Global News hôm thứ Tư rằng nước này nhận ra “Tầm quan trọng trong việc ứng phó với vấn đề này trên toàn cầu”

Biên giới Canada có thể vẫn tiếp tục đóng

Biên giới Canada – Hoa Kỳ vẫn còn bị đóng cửa kể từ tháng 3. Các hạn chế về biên giới, không bao gồm các việc mua bán hay đi lại bằng đường hàng không, đã được thực hiện nhiều lần và sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất cho đến ngày 21 tháng 1 năm sau, với nỗ lực hạn chế sự gia tăng của các ca nhiễm virus corona mới.

Chính phủ liên bang cũng đã cảnh báo rằng nên hạn chế những việc đi lại không cần thiết bên ngoài Canada.

canada covid-19 lnc global

Khi vaccine tiếp tục được tung ra và mức độ lây nhiễm virus trong nước có chiều hướng giảm, thì những cư dân Canada có thể sẽ rất muốn lên máy bay cho những chuyển đi cần thiết, hay vượt biên giới đến Hoa Kỳ để gặp mặt bạn bè và người thân.

Nhưng Deonandan đã nói rằng nếu các quốc gia khác không thể thực hiện tiêm ngừa cho cư dân của họ, thì virus corona vẫn sẽ tiếp tục lan rộng và du lịch là điều không thể.

Ông giải thích: “Không có bất kỳ một quốc gia nào có thể đóng cửa và chống sự lây nhiễm xâm nhập vào”, “Ngay cả những quốc gia đã tự cô lập mình, như Úc và New Zealand, họ đã kiểm soát biên giới một cách rất cẩn thận, nhưng vẫn luôn có các ca nhiễm bị phát hiện”.

Tính đến thứ năm đã có trên 74 triệu ca nhiễm COVID-19 trên thế giới và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Virus này đã giết chết hơn 1,6 triệu người, phơi bày sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, do hệ thống y tế mỏng manh và những nền kinh tế kém phát triển thường sẽ chịu tác động nặng nề hơn.

Và nhiều quốc gia có thu nhập thấp với việc thiếu kinh phí, nguồn lực và cơ sở hạ tầng để có thể triển khai hiệu quả vaccine chống virus corona.

Cơ hội tốt nhất để họ có thể nhận được vaccine COVID- 19 là thông qua COVAX, được dẫn đầu bởi tổ chức y tế Thế giới. Tuy nhiên sáng kiến này chỉ đảm bảo được 1 phần nhỏ trong số 2 tỷ liều mà họ hi vọng có thể mua trong năm tới, và vẫn chưa xác nhận bất kỳ giao dịch nào về việc sẽ vận chuyển vaccine và vẫn còn đang thiếu nguồn tiền.

Gould cho biết Canada đang kêu gọi các quốc gia khác trong việc đóng góp vào COVAX, vì vẫn còn thiếu 4,8 tỷ đô la để huy động việc thực hiện các thỏa thuận mua trước với các công ty dược phẩm.

Bà đã cảnh báo rằng nếu vaccine không đến được tay tất cả mọi người trên thế giới, không chỉ dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe tại các nước nghèo mà còn có khả năng dẫn đến việc tiếp tục đóng cửa biên giới tại Canada.

“Chúng tôi có thể làm mọi việc ở nhà để bảo vệ mình khỏi Covid-19, nhưng chúng tôi không muốn đóng cửa biên giới trong một thời gian dài. Chúng tôi muốn kết nối với thế giới” – Bà Gould cho biết: “Và đó là lý do tại sao việc thử cơ chế quốc tế để giải quyết những thách thức này là rất quan trọng.”

Mọi người đều cần được tiêm vaccine

Theo một báo cáo gần đây, có 9 trên 10 người tại 70 quốc gia có thu nhập thấp khó có khả năng được tiêm vaccine trong năm 2021, bởi vì phần lớn các loại vaccine đều đã bị mua lại bởi các nước phương Tây.

Các quốc gia giàu có với 14% dân số thế giới đã mua được 53% các loại vắc xin được xem là hứa hẹn nhất, theo  People’s Vaccine Alliance (Liên minh vắc xin của Nhân dân), bao gồm Amnesty International, Frontline AIDS, Global Justice Now và Oxfam.

Liên minh cho biết: Canada đã dự trữ nhiều vaccine hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với liều lượng đủ để tiêm năm lần cho mỗi người dân Canada.

“COVAX được thành lập nhằm cho phép tất cả các quốc gia có thể mua được vaccine, nhưng sẽ thế nào nếu không có vaccine để mua, và bạn không thể mua nó” Deonandan phát biểu.

Ông khuyến nghị các quốc gia, như Canada, cam kết tài trợ vắc-xin khi đất nước đạt mức thặng dư – có khả năng vào cuối năm 2021.

“Có thể một số quốc gia sẽ không đồng tình với việc tài trợ vaccine”, ông nói thêm, nên có những thỏa thuận trong việc mua bán những liều vaccine dư. “Sẽ có những loại chiến lược được đưa ra nhằm ngăn chặn việc vaccine tồn động trong kho một cách lãng phí”

Bài học rút ra từ việc diệt bệnh đậu mùa

WHO đã chỉ ra nỗ lực toàn cầu trong việc xóa bỏ bệnh đậu mùa như một cách để chống lại virus corona.

Các quan chức của tổ chức y tế thế giới đã phát biểu vào tháng 5, cho biết bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ vào 40 năm trước sau sự hợp tác “chưa từng có” giữa các quốc gia, và nỗ lực toàn cầu tương tự có thể giúp chấm dứt COVID-19.

Vào năm 1959, WHO bắt đầu một sáng kiến nhằm diệt trừ bệnh đậu mùa. Mặc dù virus này đã bị tiêu diệt ở các quốc gia giàu có, nhưng nó vẫn tiếp tục lan rộng ở những quần thể tại Nam Mỹ, Nam Á và Châu Phi.

Nhưng chiến dịch xóa sổ toàn cầu này đã gặp khó khăn do thiếu kinh phí và nguồn cung cấp vaccine.

Năm 1967, một nỗ lực toàn cầu mới nhằm xóa bỏ căn bệnh chết người, bao gồm các biện pháp như tăng cường hỗ trợ tài chính và quyên góp vắc xin. Năm 1980 Đại hội đồng Y tế Thế giới đã chính thức tuyên bố: thế giới không còn bệnh đậu mùa.

Phát biểu vào tháng 5 nhân dịp kỷ niệm 40 năm xóa sổ bệnh đậu mùa, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết “bệnh đậu mùa là bệnh đầu tiên và cho đến nay của con người đã bị xóa sổ trên toàn cầu”.

“Chiến thắng của nhân loại đối với bệnh đậu mùa là một lời nhắc nhở về những gì có thể xảy ra khi các quốc gia cùng nhau chống lại mối đe dọa sức khỏe chung” Tedros nói.

“Nhiều công cụ y tế công cộng cơ bản đã được sử dụng thành công sau đó là những công cụ tương tự đã được sử dụng để ứng phó với Ebola và COVID: giám sát dịch bệnh, phát hiện ca bệnh, truy tìm ca bệnh và các chiến dịch truyền thông đại chúng để thông báo cho các quần thể bị ảnh hưởng.”

Nguồn: Canada.ca

Biên soạn và dịch: L&C Global

Liên hệ L&C Global ngay để được tư vấn thêm chi tiết – 028 3636 7979 

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo Xem bản đồ
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo Bản đồ